Làm
đẹp bằng cách xăm hình
Theo tìm hiểu tại xã Hồng Trung (huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên – Huế) đồng bào dân tộc dân tộc Pacô có những tục lệ văn hóa rất
hay và độc đáo. Ngoài tục lệ đi sim, phương thức và quy trình xây dựng nhà mồ,
lễ chạy mả… còn có tục xăm hình, cưa răng để làm đẹp, chống độc và thú dữ.
Nét văn hóa này có được là nhờ tục lệ đi sim.
Khi những đôi trai gái ngồi tâm sự với nhau, họ thường e thẹn, cắn móng tay hay
do vướng phải gai rừng nên bị xước tay chân. Từ những vết xước đó, mọi người
hay dùng nhựa cây, lá và củ của một cây nào đó để sát vào. Sau khi vết thương
lành, lớp da mới hình thành thì thấy dưới da có những màu sắc rất đẹp và không
bao giờ phai.
Từ những màu sắc được hình thành kia, mọi người nghĩ ngay đến việc
sao không vẽ những hình vẽ đẹp hoặc hình biểu trưng về sức mạnh, tâm linh… rồi
kết hợp với tục cưa răng làm đẹp trước đây để cho vẻ đẹp thêm hoàn mỹ.
Cũng chính từ những ý nghĩ sơ khai đó, qua thời
gian, các hình vẽ ngoài việc làm đẹp còn mang ý nghĩ phân biệt nam nữ, thứ bậc,
tâm linh, chữa bệnh và chống độc.
Xăm
hình để khắc chế thiên tai
Nhằm khẳng định lý do xăm hình của người Việt
cổ, Từ điển Lễ tục Việt Nam cũng ghi: Người Việt cổ từ 2000- 3000 năm trước có
tục xăm hình những con thủy quái (rồng, rắn..) lên bụng, ngực, lưng, chân,
tay….
Tương truyền, thuở xa xưa con người lặn lội
vùng sông nước kiếm ăn, nên xăm hình lên người để không bị thủy quái làm hại và
hòa nhập với động vật ở dưới nước, từ đó mới săn bắt được chúng.
Từ thời Lý - Trần trở đi, đặc biệt là vào thời
nhà Trần, từ vua quan cho chí thần dân ai cũng thích xăm hình lên người.
Đối với những người trong hoàng tộc, phục dịch
trong triều đình buộc phải xăm hình lên thân thể, coi đó như là một luật lệ phải
thi hành.
Đến đời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) đã phản
đối việc này, vì nhà vua rất sợ bị châm kim vào da thịt mình, mặc dù Thượng
hoàng Trần Nhân Tông đã chuẩn bị để xăm cho Anh Tông. Chính vì thế, sau này, ai
thích thì xăm chứ không là quy định nữa.
Bởi vậy, xăm hình hiện nay không chỉ là giữ
gìn một nét đẹp văn hóa mà còn phát huy nó. Những hình xăm không chỉ mang ý
nghĩa tâm linh. Mà cao hơn nó còn là nghệ thuật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét